Hộ khẩu thường trú là gì?

1. Hộ khẩu thường trú là gì?


Để hiểu được “Hộ khẩu thường trú” là gì thì trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là hộ khẩu. “Hộ khẩu” là một phương thức để quản lý nhân khẩu của số quốc gia thuộc khu vực châu Á. Trong đó, đơn vị quản lý xã hội chính là các hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm.

Sổ hộ khẩu là cuốn sổ do Cơ quan công an cấp, ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của mỗi người trong gia đình bao gồm: Bố, mẹ, con cái (được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ).

Hộ khẩu có sự liên quan đến nhiều quyền lợi của con người như: Ruộng đất, nhà ở, lương thực thực phẩm, giấy tờ, điện nước, học tập… Khi thay đổi hộ khẩu thường trú thì người dân được yêu cầu thay đổi hộ khẩu.

2. Phương thức áp dụng sổ hộ khẩu


Tại Việt Nam đã áp dụng phương thức quản lý theo sổ hộ khẩu kể từ thập niên 1950, được áp dụng tại thành phố và nông thôn trên cả nước.

Áp dụng tại thành phố

Vào những năm 1956, 1957, số lượng người dân từ các vùng nông thôn đổ ra thành phố lớn ngày càng nhiều, gây ra rất nhiều bất lợi khiến cho thành phố đó tăng lên số lượng người đáng kể, dẫn tới các vấn đề về việc làm, chỗ ở… còn số lượng người nông dân sản xuất nông nghiệp tại các nông thôn bị giảm bớt.

Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra Thông tư số 495 TTg vào ngày 23/10/1957 về việc hạn chế các đồng bào ở nông thôn ra thành phố. Bộ lao động và Sở lao động thành phố đã có sự phối hợp để điều chỉnh nhân công sao cho hợp lý, tránh trường hợp nhận nhân công khi không cần thiết. Đồng thời các cán bộ và công nhân viên đang làm việc tại thành phố không dẫn người thân và gia đình ra thành phố sinh sống.

Đưa ra các biện pháp hợp lý để điều chỉnh số lượng người sinh sống tại các thành phố như: Quản lý chặt chẽ các công tác hộ khẩu.

Áp dụng tại nông thôn

Ngày 27/06/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ đăng ký cũng như quản lý hộ khẩu kèm theo đưa ra Nghị định 104/CP. Theo đó, mỗi công dân sẽ phải đăng ký nhân khẩu thường trú trong một hộ gia đình nhất định, hộ này sẽ là nơi sinh sống thường xuyên của mỗi cá nhân.

Việc đăng ký và quản lý hộ khẩu sẽ lấy hộ làm đơn vị. Một hộ bao gồm những người ăn chung và ở chung, chung sống với nhau trong một nhà riêng hoặc một khu tập thể nào đó. Trong trường hợp người dân chuyển chỗ ở đến một thành phố, thị xã, thì cần phải đăng ký giấy tạm vắng, chứng nhận chuyển đi và phải mang theo các loại giấy tờ như: giấy chuyển công tác, giấy chứng nhận được tuyển dụng,…

Theo Nghị định số 51 được ký vào ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ Việt Nam và Thông tư số 06-TT/BNV (C13) được ký vào ngày 20 tháng 6 năm 1997 của Bộ Nội vụ Việt Nam, mẫu Sổ hộ khẩu do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) phát hành thống nhất trong cả nước, gồm các loại chính: Sổ hộ khẩu gốc (sổ đăng kí hộ khẩu) do cơ quan công an trực tiếp lập, lưu giữ.

Sổ hộ khẩu gốc được lập theo khu vực dân cư của đơn vị hành chính phường, xã, thôn, xóm, bản, đường phố, tổ dân phố hoặc theo nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức và là tài liệu pháp lý, làm cơ sở để xác nhận việc cư trú của công dân, là căn cứ để điều chỉnh sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và một số việc khác. Sổ hộ khẩu gia đình được cấp cho từng hộ gia đình để đăng ký hộ khẩu thường trú trên các địa bàn trong cả nước.

Ở nông thôn, trừ các xã, thị trấn của các thành phố trực thuộc trung ương, sổ hộ khẩu do trưởng công an xã, thị trấn lập và lưu giữ. Ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, sổ hộ khẩu do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập và lưu giữ. Sổ có giá trị pháp lý khi giao dịch các công việc có liên quan đến yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Giấy nhân khẩu tập thể do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký. Giấy có giá trị pháp lý khi quan hệ giao dịch có liên quan đến yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Trước đó, việc quản lý và cấp sổ hộ khẩu được tiến hành theo quy định của Nghị định số 104-CP, ngày 27 tháng 6 năm 1964 và Nghị định số 4-HĐBT, ngày 7 tháng 1 năm 1988.

Nhận xét