Trạm bts là gì?

1. Trạm bts là gì?


BTS, viết tắt từ tiếng Anh Base Transceiver Station, là trạm thu phát sóng di động, được dùng trong truyền thông về các thiết bị di động trong các mạng viễn thông bởi các nhà cung cấp dịch vụ.

2. Sau cuộc đua dựng trạm BTS sẽ là gì?


Tốc độ phát triển trạm thu phát sóng di động (BTS) của các mạng di động đang "nóng" nhất từ trước đến nay dù thực tế mạng có nhiều trạm BTS nhất không có nghĩa chất lượng tốt nhất.

Có thể gọi năm 2007 là một năm của cuộc chạy đua “trồng” trạm BTS của các mạng di động GSM. Chỉ trong vòng 1 năm số lượng trạm BTS của tất cả các mạng như MobiFone, Viettel, VinaPhone đều tăng đột biến.

MobiFone "đi sau, về trước"

Nếu như các mạng di động việc ào ạt “trồng” trạm BTS tại khắp mọi nơi thì MobiFone lại là sự đẩy nhanh tiến độ lắp đặt các trạm BTS một cách có hệ thống trên toàn quốc. Đi kèm với việc đẩy nhanh tiến độ lắp đặt, việc đo kiểm chất lượng lắp đặt các trạm BTS của MobiFone vẫn được thực hiện rất kỹ lưỡng. Không chỉ dừng lại ở đó, các công nghệ mới như AMR (Adaptive Multi Rate), Synthesizer (công nghệ nhảy tần nhóm), công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao (EGDE)… cũng được MobiFone áp dụng thành công đồng thời với việc đẩy nhanh tiến độ lắp đặt BTS. Kết quả là trong nửa đầu năm 2007, MobiFone không đạt được tốc độ số 1 về lắp đặt BTS trên toàn quốc.

Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp đồng thời áp dụng nhiều công nghệ mới cho đầu tư mạng lưới, sau một thời gian, tốc độ đầu tư của MobiFone được đẩy nhanh đến mức chóng mặt. Dự kiên vào cuối năm 2007, số lượng trạm BTS của MobiFone sẽ đạt khoảng gần 7.000 trạm và sẽ là một trong số nhà khai thác có số trạm lớn nhất.

Vấn đề ở chỗ, cùng lắp một số lượng như nhau các trạm BTS trên cùng một diện tích nhưng mạng di động nào tối ưu hoá mạng lưới tốt hơn, áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn sẽ đạt chất lượng dịch vụ tốt hơn. Và ngược lại, nếu lắp đặt nhiều trạm BTS nhưng tối ưu hoá mạng lưới không tốt, không đưa các công nghệ mới vào thì trong nhiều trường hợp sóng di động sẽ không ổn định, thậm chí có đầy sóng nhưng gọi lại không được.

Trước khi có việc công khai kết quả đo kiểm chất lượng mạng di động, mạng nào tự quảng cáo có nhiều trạm BTS nhất, dường như có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, khi Cục quản lý Chất lượng BCVT-CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông) công khai kết quả đo kiểm chất lượng cho thấy thực tế không hoàn toàn như vậy. Theo kết quả này, chỉ tiêu chất lượng thoại của MobiFone đạt tới 3,576 điểm - tương đương với chất lượng thoại của mạng điện thoại cố định, điều chưa một mạng di động nào tại Việt Nam có thể làm được - kể cả các mạng CDMA (thời điểm công bố là tháng 10/2007).

Sẽ bắt đầu một cuộc đua về công nghệ?

Vào thời điểm cuối năm, khi các mạng di động bắt đầu hoàn thành các kế hoạch lắp đặt trạm BTS, số lượng các trạm BTS ở một số mạng như MobiFone và Viettel đã trở nên tương đương nhau thì việc khẳng định chất lượng tại các “điểm nóng” như các thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lại càng trở nên nóng hơn.

Điều thú vị là tại các địa điểm này, số lượng các trạm BTS của các mạng gần như không thể tăng thêm bởi đã đạt tới mức gần như tối đa. Chính vào thời điểm này, MobiFone đã công bố việc áp dụng thành công công nghệ nhảy tần nhóm (Synthesizer) - công nghệ cho phép họ tối ưu hoá chất lượng mạng lưới tốt hơn, đưa chất lượng sóng, chất lượng thoại lên một đẳng cấp mới khi mà số trạm BTS đã không thể lắp thêm được nữa.

Với diễn biến mới này, cuộc chạy đua “trồng” trạm BTS chắc chắn không còn dừng ở mức độ số lượng nữa.

Nhận xét