Thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?

Thuế giá trị gia tăng đầu vào là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu vào (liên đỏ) khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu ra (liên xanh hoặc tím) khi doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Cách xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có 02 phương pháp xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp:

1. Phương pháp khấu trừ

1.1. Đối tượng áp dụng

  • Doanh nghiệp (DN) có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên 1 tỷ đồng (nếu DN có doanh thu dưới 1 tỷ đồng nhưng tự nguyện vẫn được) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (Trừ hộ, cá nhân kinh doanh).
  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp này do Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thuế thay.
  • DN mới thành lập từ dự án đầu tư của DN (còn hoạt động).
  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, thầu phụ.

1.2. Cách xác định:

Thuế GTGT phải nộp = (Thuế GTGT đầu ra) – (Thuế GTGT đầu vào)
Trong đó Thuế GTGT đầu ra  được xác định như sau:
Thuế GTGT đầu ra  = A x B
Trong đó:
A: Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra
B: Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó

2. Phương pháp trực tiếp

2.1. Đối tượng áp dụng :

  • Cá nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác (tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp…) không thực hiện (thực hiện không đầy đủ) thực hiện (không thực hiện) đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư.

2.2. Cách xác định:

Thuế GTGT phải nộp= (GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra)
x (Thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ)
GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra = (Giá của hàng hóa, dịch vụ bán ra) – (Giá của hàng hóa, dịch vụ mua vào)

Thuế suất giá trị gia tăng

Tuỳ từng ngành mà thuế suất GTGT quy định như sau:

1. Thuế suất 0%:
  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế
  • Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu không bao gồm: Chuyển giao công nghệ chuyển quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chinh, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ bưu chính viễn thông ra nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoảng sản khai thác chưa qua chế biến

2. Thuế suất 5%
  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
  • Phân bón: Quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, chất kích thích tăng trưởng vật nuôi cây trông
  • Sản phẩm, dịch vụ nông lâm ngư nghiệp như: Thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản phầm trông trọt chăn nuôi thủy sản, thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến; Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm; sản phẩm thủ công;
  • Phụ phẩm ngành mía đường: gỉ đường, bã mía, bã bùn,
  • Máy móc thiết bị phục vụ môt số ngành nghề như:

+ Nông nghiệp: Máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp

+ Y tế: Thiết bị dụng cụ y tế

+ Giáo dục: Dụng cụ giảng dạy, học tập

+ Văn hóa: Triển lãm, thể dục thể thao, nghệ thuật, phim ảnh

+ Giải trí: Đồ chơi trẻ em

3. Thuế suất 10%

Áp dụng đối với các đối tượng chịu thuế không áp dụng thuế suất 0% và 5%.

Điều kiện hoàn thuế GTGT

Khi đơn vị kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có số thuế GTGT phải nộp âm sẽ được khấu trừ thuế GTGT nếu đảm bảo quy định sau:
  • Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ,
  • Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,
  • Có con dấu theo đúng quy định của luật,
  • Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán hiện hành;
  • Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của đơn vị kinh doanh.

Có thể nói các vấn đề liên quan tới thuế giá trị gia tăng luôn là vấn đề tốn nhiều công sức nhất của các bạn kế toán từ viết hóa đơn, nhận hóa đơn, kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hóa đơn…Hy vọng rằng qua bài viết các bạn sẽ có thêm được những thông tin cần thiết cho mình trong quá trình làm việc.

Nếu có bất kì vấn đề nào cần trao đổi liên quan tới thuế giá trị gia tăng các bạn để lại bình luận xuống phía dưới để cùng trao đổi nhé!

Nhận xét